Tìm kiếm
Đăng ký nhận tin

Thông tin mới nhất chuyên về du lịch từ vungtautourist.net sẽ được chuyển tải đến hộp thư của bạn

Gửi

Ý kiến khách hàng

Bạn cảm thấy thế nào về phong cách phục vụ của chúng tôi?

Thông tin VungTauTourist
Ông Bùi Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh: Nghiên cứu để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

(31/05/2011 08:26 - Số người truy cập: 3557)

Tìm ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và khai thác hết tiềm năng vốn có của địa phương là điều trăn trở không chỉ của lãnh đạo tỉnh, của các địa phương mà còn là nỗi băn khoăn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã có cuộc trò chuyện với ông Bùi Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh (ảnh) chung quanh vấn đề này, như sau:

* Phóng viên: Theo ông, khi nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch cần phải chủ ý những điều gì?

- Ông Bùi Ngọc Diệp: Trước hết, cần phải nghiên cứu kỹ những yếu tố cơ bản như: thiên nhiên, môi trường, lợi thế biển, tình hình chính trị xã hội, không gian văn hóa và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp nhằm hình thành và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng. Sản phẩm du lịch có đặc thù là sản phẩm riêng biệt; chuỗi sản phẩm và hệ thống sản phẩm liên kết rất chặt chẽ, gắn kết với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như: biển, nắng, gió, sông, hồ, rừng núi, môi trường sinh thái để từ đó con người tác động tạo ra sản phẩm du lịch riêng của địa phương mình.

*Theo quan điểm của ông, Bà Rịa-Vũng Tàu cần tập trung phát triển những loại hình du lịch gì để khai thác tối đa lợi thế riêng của mình?


- Tôi cho rằng, du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu cần tập trung khai thác 4 mảng du lịch lớn, hay nhóm các loại hình du lịch gồm: du lịch biển, du lịch MICE (hội thảo, hội nghị, khen thưởng, tổ chức sự kiện), du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh.

* Ông có thể nói rõ hơn về những loại hình du lịch này?

- Du lịch biển là sản phẩm thế mạnh của Bà Rịa-Vũng Tàu với các bãi tắm đẹp như: Bãi Sau (Thùy Vân), Chí Linh, Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Hồ Cóc và các bãi tắm ở Côn Đảo. Thực tế hiện nay loại hình du lịch biển đã và đang được các doanh nghiệp khai thác khá hiệu quả, nhưng sản phẩm du lịch biển còn tương đối nghèo nàn và khá giống nhau. Theo tôi, chúng ta cần khai thác tối đa lợi thế biển bằng việc xây dựng, nâng cấp các bãi tắm thành những bãi tắm cao cấp; tổ chức lại và phát triển mạnh các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển như: bóng chuyền, bóng đá bãi biển, đua thuyền, canô, lướt ván, nhày dù, lặn biển, câu cá biển, xây dựng hệ thống nhà hàng ven biển xa bãi tắm…

Bên cạnh đó, Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều lợi thế so với những tỉnh, thành khác để phát triển du lịch MICE. Chúng ta có cơ sở hạ tầng giao thông tốt, nhiều khách sạn đạt chuẩn với các phòng hội nghị có sức chứa đến 1.000 chỗ ngồi; lại gần trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn là TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều bãi biển đẹp, điều kiện môi trường sinh thái tốt, ổn định, khí hậu trong lành… Với những lợi thế trên, Bà Rịa-Vũng Tàu có thể kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch MICE, trong đó cần chú trọng đến các dự án khách sạn tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao.

Một đặc điểm riêng biệt khác là Bà Rịa-Vũng Tàu có vùng sinh quyển cây xanh, khí hậu trong lành, thuận hòa và sự đa dạng sinh học với Vườn quốc gia Côn Đảo, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và các khu vực sinh thái khác như suối nước nóng Bình Châu, khu vực Hồ Cóc, Hồ Tràm, khu vực biển Lộc An... Đây là những điều kiện tốt để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp. Nếu tổ chức và khai thác tốt những điều kiện tự nhiên sẵn có, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ trở thành nơi cung cấp sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hấp dẫn trong khu vực.

Du lịch văn hóa tâm linh cũng là một trong những sản phẩm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích văn hóa, chùa chiền đẹp như: Bạch Dinh, trận địa pháo cổ Núi Lớn, Thích Ca Phật đài, Thiền viện Chơn Không, Niết Bàn tịnh xá, Đình thần Thắng Tam, nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu, quần thể Nhà Lớn - Long Sơn... Tỉnh cũng có nhiều lễ hội dân gian hấp dẫn như: Lễ hội Dinh Cô, Lễ hội Nghinh Ông… Những di tích, danh thắng và lễ hội trên đều có thể trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo nếu được đầu tư và khai thác có bài bản.

* Còn loại hình du lịch giải trí, mua sắm thì sao, thưa ông?

- Đây là một trong những loại hình mang lại lợi nhuận cao cho ngành du lịch nói riêng và cho ngành kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, các trung tâm mua sắm và các trung tâm vui chơi giải trí hiện có của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách trong việc mua sắm, giải trí. Vì vậy, tỉnh cũng cần thu hút đầu tư xây dựng những trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí lớn và đa dạng hơn, nhằm thu hút đông và giữ chân du khách lâu hơn, nhất là đối tượng khách trung lưu.

* Xin cảm ơn ông!

Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
064.3856 445
Quảng cáo
Số người truy cập